Ks. Lê Thanh Trị
0938 45 44 35
Hiện vẫn được dùng. Giữa năm 2008, chiếc máy thổi lá cao-su do anh Hải và các cộng sự nghiên cứu chế tạo. Chỉ một nhân công điều khiển, mỗi ngày máy “dọn dẹp” được 25 ha, trong khi một công nhân quét 8 giờ chỉ được 0,5 ha. Rồi máy bón phân tự động. Các loại phân bón được máy điều tiết theo tỉ lệ đã chọn để xuống ống dẫn, đưa ra luống cao-su. Công suất bón phân của máy cũng khoảng 25 ha/8 giờ.
Máy giặt mủ cao-su được “Hai Lúa” chế tạo mỗi giờ, “giặt” được 800 kg mủ. Sau khi giặt, bình quân một kg mủ đất sẽ được 0,5kg mủ sạch. Năm 2008, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam cấp giấy chứng nhận Điển hình sáng tạo Việt Nam cho công trình nghiên cứu “Quy trình chăm sóc cao-su tự động”. Sản phẩm mới nhất của anh là máy trồng mì. Nhiều sản phẩm của anh tiêu thụ rộng, có thứ được bán sang Cam-pu-chia.
Anh Đặng Thanh Lâm, 43 tuổi ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình sau khi học xong lớp 12, đi bộ đội, phục viên về làm bảo vệ cho công ty chế biến thủy sản ở Huế, rồi trở lại quê. Năm 2008, chế tạo cối giã gạo bằng điện. Năm 2009, anh chế tạo máy uốn đai sắt. Năm 2010, anh cho ra đời chiếc máy cẩu quay 360 độ đào đắp đất ở công trình thủy lợi. Năm 2012, anh làm được xe xúc lật gắn ben 180 độ "hai trong một" so với các loại xe xúc lật khác, không chỉ bốc xúc nhanh mà còn vận chuyển được.
Mới đây, ông Lê Thanh Trị, ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương hoàn thiện 10 chiếc máy gieo hạt giống rau quả để kịp xuất khẩu sang Ma-lai-xi-a. Bên Ma-lai-xi-a đã đặt hàng một lúc 10 chiếc máy gieo hạt thế hệ mới với giá 2.400 USD/chiếc. Là người không có bằng cấp chính quy nhưng từ năm 2011 đến nay, ông Trị đã xuất khẩu hơn 20 chiếc máy này sang Thái Lan và Ma-lai-xi-a.
Các sản phẩm của “các nhà sáng chế nông dân” nói trên đều không được đưa vào các dự án cấp nọ, bậc kia, đều tự bỏ tiền, công sức, mày mò. Họ không còn lực để mời các hội đồng nghiệm thu hoành tráng gồm các chuyên gia hàng đầu để “nhận và xét”. Sản phẩm của họ đã được đón nhận bởi những nông dân chân lấm tay bùn, các tay thợ nhọc nhằn “vai u thịt bắp, mồ hôi dầu”, đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, đầu tắt mặt tối.
Việc anh Hai Lúa chẳng ai ỏ e. Nay đến Đặng Thành Lâm, Lê Thanh Trị thì không thể hiểu nổi. Thế các nhà khoa học Việt Nam đi đâu, túi bụi việc gì, khi mà nước ta có tỉ lệ giáo sư, tiến sĩ trên số dân đứng thứ hạng cao trên thế giới, nhan nhản các viện nghiên cứu, tiêu tốn bao nhiêu tiền ngân sách từ thuế. Chắc các vị đang vùi đầu tìm cách để Việt Nam đi tắt, đón đầu, tranh phần trong vũ trụ, căng óc để đưa nước ta lượn lờ tới các vì tinh tú, mải miết vạch đường cho con tàu tốc hành Việt Nam lao theo định hướng bịt bùng. Vì thế các vị xem chuyện sáng chế nói trên của mấy anh nông dân là chuyệ̣n nhỏ. Có lẽ cũng tại vì đã có máy Tàu ê hề, giá rẻ, nên nền công nghiệp nước ta đang hướng tới hiện đại mà hàng chục năm nay vẫn chỉ là cắt gọt, lắp ráp, vặn xoáy, may cắt, làm giày dép, đóng thùng, sơn phủ, kẻ chữ... Quả thật cũng có những công trình từ lúc khởi thảo tới khi nghiệm thu đều có các hội đồng gồm các nhà khoa học có tên tuổi làm cố vấn, nhưng vì nhiều lí do tế nhị, nên “một bộ phận không nhỏ” các công trình vừa khánh thành đã vội hư hỏng, không như các cơ sở làm từ thời thực dân, phong kiến thối nát, nay vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.
Vậy, mắc mớ gì bận tâm, cứ ngồi trong phòng điều hòa, bừng sáng điện chùa, máy vi tính, tha hồ sao chép, cắt dán thành công trình, rung đùi hội thảo tán dương... là giải ngân mệt nghỉ.